Tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15-11-1923 tại Hải Phòng.
Quê quán ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Ông mất ngày 10-7-1995
Thuở nhỏ ông theo gia đình ở Hải Phòng. Ông học qua bậc tiểu học và Trung học rồi lên Hà Nội học ở trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông dương. Ông tự học về âm nhạc và sớm trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng với các bản nhạc Thiên thai, Suối Mơ, Trương Chi và Bến Xuân (sau này sửa lời thành bài Đàn Chim Việt…), báo hiệu một nhạc sĩ tài năng.Được giác ngộ cách mạng, ông tham gia công tác trong Hội văn hoá Cứu Quốc và Đội danh dự trừ gian của Hà Nội. Chính tay ông đã diệt một tên việt gian khét tiếng gian ác. .. Cũng thời kỳ này ông đã sáng tác bài Tiến Quân Ca, sau này trở thành Quốc Ca Việt Nam.Sau ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp 19-12-1946 ông tham gia những công tác đặc biệt của Bộ Nội vụ, rồi về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Bắc.
Trong thời ky này, ông tiếp tục sáng tác những bài hát nổl tiếng Sông Lô, Chiến sĩ Việt Nam, Tiến về Hà Nội v. v. .. ‘Sau hiệp nghị Genève, 1954, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên thường vụ Hội nhạc sĩ Việt Nam ông là tác giả của nhiều tuyển tập nhạc rất được bạn yêu nhạc ưa thích và được giới thi.ệu ở ngoài nước. Văn Cao là một nhạc sĩ tài hoa. Ông còn làm thơ và vẽ. Ông còn nổi tiếng về những họa phẩm minh họa với một phong cách riêng.
Tác phẩm chọn lọc:
– Những người trên cửa biển (trường ca, 1956);
– Lá (thơ, 1988);
– Tuyển tập Văn Cao (thơ, 1994);
– Cái hầm sông (1948)…
-Tiến quân ca, Thiên thai, Trương Chi….
Ghi công:
Một năm sau ngày Văn Cao mất, thành phố Hải Phòng đã đặt tên ông cho một con phố rất đẹp ở quận Ngô Quyền. Huế có một con đường mang tên Văn Cao ở Phường Xuân Phú, Đà Nẵng có phố Văn Cao ở quận Thanh Khê. Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Định cũng đều có đường mang tên ông.
Năm 2005, mười năm sau ngày Văn Cao mất, Hà Nội lấy tên Văn Cao đặt cho một tuyến phố thuộc hàng đẹp nhất của thành phố nối từ Liễu Giai đến đường Hoàng Hoa Thám. Ông Nguyễn Quốc Triệu, chủ tịch thành phố thời gian đó, đích thân tới nhà gia đình Văn Cao vào hôm trước ngày giỗ của nhạc sĩ để báo tin. Dự kiến con đường Văn Cao tương lai sẽ xuyên qua đường Hoàng Hoa Thám, kéo dài ra tận sát Hồ Tây, về quy mô và quy hoạch sẽ đẹp như đường Nguyễn Chí Thanh và đường Liễu Giai.
Các con đường tỉnh thành khác mang tên ông:
– Đường Văn Cao, phường Thạc Gián và Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng
– Đường Văn Cao, phường Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng
– Đường Văn Cao, Phường Phú Thạnh và Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Hồ Chí Minh
– Đường Văn Cao, Phường Tân Lợi, Buôn Ma Thuột, Đắk Lăk
– Đường Văn Cao, Phường An Hoà, Rạch Giá, Kiên Giang
– Đường Văn Cao, Thị trấn Lạc Dương, Lạc Dương, Lâm Đồng
– Đường Văn Cao, Phường Chi Lăng, Lạng Sơn, Lạng Sơn
– Đường Văn Cao, Phường Năng Tĩnh, phường Văn Miếu và xã Lộc An, Nam Định, Nam Định
– Đường Văn Cao, Phường Xuân Phú, Huế, Thừa Thiên Huế
Nhận xét về Văn Cao:
Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư….
—Trịnh Công Sơn
Văn Cao là một viên ngọc trên bức khảm văn hoá – nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
—Đặng Thai Mai
Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều.
—Phạm Duy