//NSUT HOÀNG CHÈ

Ca sĩ/ ban nhạc: Hoàng Chè
Tên thật/ tên đầy đủ: Hoàng Chè
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1967
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Nhóm/đại diện: Ca sĩ Tự Do

Sau giải phóng, nghệ sĩ Hoàng Chè chuyển về học thanh nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Đoàn Văn công quân Giải phóng lúc ấy cũng chuyển đổi thành Đoàn Nghệ thuật Quân khu II và khi học xong, Hoàng Chè lại về công tác tại đây. 30 năm ở Đoàn Nghệ thuật quân khu II, gắn bó với Tây Bắc, khi đi diễn nghệ sĩ Hoàng Chè cũng hay mặc đồ của người dân tộc để hát các bài hát như: “Điều chưa thấy trong văn tự người Dao”, “Mùa xuân xuống chợ”, “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp”, “Thơ tình của núi”, “Bài ca trên núi”… nên nhiều người bảo ông khá giống đồng bào dân tộc, không hiếm người ngỡ ông sinh ra và lớn lên ở miền đất này. Bởi vậy, khi đi diễn phục vụ bộ đội và đồng bào các dân tộc, cũng như sau này khi đã lên làm lãnh đạo Đoàn, ông rất được đồng bào yêu quý, mến mộ. Không những dành tình cảm cho miền Tây Bắc, những lần đi Trường Sa với các bài “Nơi đảo xa” và “Bài ca Trường Sa”, giọng nam cao da diết truyền cảm của ông còn đón nhận nhiều tình cảm yêu mến của chiến sĩ nơi hải đảo, biên cương của Tổ quốc.

NSƯT Hoàng Chè là một người hiền hậu, có lối sống mộc mạc, chân tình. Chính vì vậy, các diễn viên trẻ trong Đoàn Nghệ thuật Quân khu II thường âu yếm gọi ông bằng “bố” xưng “con”, rất ấm áp tình cảm như trong một đại gia đình. Ông thì luôn dìu dắt, chỉ bảo cho các cháu các em từ những tiểu tiết nhỏ trong cuộc sống cũng như trong công việc nên anh – em, bố – con rất gần gũi nhau. Nghệ sĩ Hoàng Chè bảo rằng, cách thể hiện tình cảm của những nghệ sĩ mặc áo lính cũng rất…lính: Nó hồn nhiên, vô tư và chan chứa tình đồng chí, đồng đội. Những năm tháng sống gần bộ đội, sẻ chia nhiều tình cảm, tình yêu, tâm tư với những người chiến sĩ trẻ đã khiến ông thể hiện nhiều ca khúc vui nhộn như “Anh quân bưu vui tính”, “Tôi là Lê Anh Nuôi”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao”… rất thành công, để lại dấu ấn đẹp trong lòng khán giả.

Từ khi nghỉ hưu đến nay, nghệ sĩ Hoàng Chè là Giám đốc Nhà Văn hóa Hội Cựu chiến binh Thành phố Hà Nội. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thường xuyên tham gia giúp đỡ các câu lạc bộ tổ chức các hoạt động thăm hỏi, từ thiện… Ông cảm thấy rất vui vì mình lại được tiếp tục làm những công việc tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa đối với bạn bè, đồng đội của mình. Nghệ sĩ Hoàng Chè xúc động kể về chuyến đi thăm gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Quý – người bạn đồng hành trên tuyến lửa một thời của ông ở Thái Nguyên.

Cách đây vài năm, ông và một vài người bạn đã có chuyến đi dọc Trường Sơn, về lại những địa danh một thời tuổi trẻ họ đã đi qua. Với Hoàng Chè cũng như với những người bạn thân thiết của ông: NSND Doãn Tần, NSND Quang Thọ, NSƯT Minh Đức, NSƯT Quang Huy, dường như ở họ không có khái niệm nghỉ hưu. Nghệ sĩ Hoàng Chè tâm sự rằng: “Còn sức, tôi còn hát, còn muốn cống hiến. Tôi và những người bạn cùng thế hệ của mình luôn mong muốn được thắp sáng những bài hát mang dấu ấn một thời đến mai sau. Những bài hát thế hệ chúng tôi hát là những bài ca đi cùng năm tháng, đi vào lòng người, có sức sống, sức lay động ghê gớm. Và tôi cũng rất mừng khi nhìn thấy thế hệ ca sĩ kế cận chúng tôi trưởng thành như Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn, Anh Thơ, Phương Thảo… là những người tiếp lửa cho dòng nhạc này…”.

Nghệ sĩ Hoàng Chè vẫn luyện thanh mỗi ngày để giữ được kỹ thuật tốt, giữ được giọng tuy rằng không phải lúc nào ông cũng từ chối được việc uống chút rượu trong các cuộc vui với bạn bè. NSƯT Hoàng Chè nói như tự nhủ với lòng mình, hát như một cách để ông tồn tại, để ông thấy mình sống có ý nghĩa trong cuộc đời này. Ông bảo rằng, mỗi khi cất tiếng hát, ông quên đi mọi điều, chỉ chú tâm gửi gắm vào từng lời ca và mong người nghe cũng đón nhận được những tình cảm ấy

Nhà hát Lớn Hà Nội Nhà hát Lớn Hà Nội

Số 1 phố Tràng Tiền, Ba Đình, Hà Nội, Có khoảng 598 chỗ ngồi.

3502 4120 7622 (c) by
Bình luận, đánh giá, phản hồi ý kiến của bạn.

 

Start Scroller!