//Nhạc Trịnh không chiêu trò vẫn thu hút

Thời tiết Hà Nội vào ngày 3/1 lạnh buốt những ngày đầu năm mới nhưng rất đông khán giả vẫn đến để cổ vũ cho bốn giọng ca hàng đầu: Tuấn Ngọc, Hồng Nhung, Mỹ Linh và Tùng Dương trong đêm nhạc “Gọi tên bốn mùa” với các ca khúc nhạc Trịnh.

 

Trong dòng chảy âm nhạc Việt Nam đương đại, nhạc Trịnh luôn có một “sức sống” tiềm tàng chưa bao giờ cũ theo thời gian. Có thể có những bài hát đã trôi qua theo năm tháng, nhưng tinh thần, tư tưởng nhạc Trịnh thì vẫn là điều thu hút những người yêu nhạc. Bởi vậy, dù thời tiết Hà Nội vào ngày 3/1 lạnh buốt những ngày đầu năm mới nhưng rất đông khán giả vẫn đến Cung văn hóa Việt – Xô để cổ vũ cho bốn giọng ca hàng đầu: Hồng Nhung, Mỹ Linh, Tùng Dương, Tuấn Ngọc trong đêm nhạc Gọi tên bốn mùa với các ca khúc nhạc Trịnh.

 

  Nhạc Trịnh không chiêu trò vẫn thu hút

Tùng Dương tiết chế nhiều hơn nhưng vẫn giữ chất “quái” đủ để những người yêu giọng hát của chàng “Trương Chi 8X” này vẫn nhận ra và tạo nên điểm khác lạ.

Từng dính sự cố sai lời trong lúc hát ca khúc nhạc Trịnh, nhưng trong chương trình

Từng dính sự cố sai lời trong lúc hát ca khúc nhạc Trịnh, nhưng trong chương trình Gọi tên bốn mùa, Mỹ Linh lại là một điểm nhấn đầy tinh tế

Mỹ Linh - Tùng Dương

Mỹ Linh – Tùng Dương

Và cũng vì những ca khúc giàu chất thơ, giai điệu dung dị chẳng bao giờ là cũ với thời gian, nên để làm mới nhạc Trịnh nhiều khi cũng là điều “không tưởng”. Chiêu trò lại thành ra phá cách, phá đi nét đẹp vốn có của nhạc Trịnh. Do đó, những người thực hiện chương trình Gọi tên bốn mùa đã sử dụng âm nhạc hòa lẫn cùng cảm xúc tân thời, để nhạc Trịnh dễ dàng đến với đại bộ phận công chúng, đi vào trong đời sống văn hóa thường ngày. Chứ không phải chỉ đơn thuần là được “đóng khung” bằng giọng hát của Khánh Ly, và mãi nằm trong “khung sơn son, thếp vàng” như Mỹ Linh từng nói trong buổi họp báo ra mắt chương trình. Theo cách đó, nhạc Trịnh sẽ không còn mãi ở “trên cao, khó chạm tới” như nhiều người vẫn nghĩ, mà hòa cùng xúc cảm của khán giả đương đại và mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng. Đúng như tên gọi của nó, Gọi tên bốn mùa giúp cho khán giả có một cái nhìn thấu đáo về hành trình bốn mùa của tự nhiên, của đời người, của tình yêu bằng những tình khúc nhạc Trịnh. Không phân định rạch ròi, chi tiết từng mùa trong phần thể hiện của 4 giọng ca Hồng Nhung, Mỹ Linh, Tùng Dương, Tuấn Ngọc là một ý hay, để người nghe có dịp cảm nhận bốn mùa theo một cách trọn vẹn nhất, không gượng ép, không giống ai mà cũng chẳng cầu kỳ.

 

  Mỹ Linh - Hồng Nhung thăng hoa cùng nhạc Trịnh

Mỹ Linh – Hồng Nhung thăng hoa cùng nhạc Trịnh

 

Với người yêu nhạc Trịnh, đong đầy kỷ niệm cùng chút buồn mơn man trong Mưa hồng đã trở nên quen thuộc. Nhưng với Mỹ Linh, Mưa hồng lại có thêm nét tươi sáng và mới mẻ, nhịp buồn “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ” bỗng chốc lại trở nên nhẹ tênh trong cách hát của nữ diva Hà thành.

Đứng trên sân khấu Thủ đô, Mỹ Linh như thăng hoa hơn cùng cảm xúc và một phần có lẽ cũng là do sự xuất hiện của chồng cô – nhạc sĩ Anh Quân, “thủ lĩnh” ban nhạc Anh Em. Đúng như lời Mỹ Linh bộc bạch: “Nhờ ban nhạc mà hôm nay Mỹ Linh thấy mình hát tuyệt vời hơn cả trong chương trình ở TP Hồ Chí Minh”. Và Mỹ Linh đã có những phần trình bày xuất sắc khiến khán phòng đầy ắp tiếng vỗ tay.

Trong đêm nhạc tại Hà Nội, người ta cũng thấy một hình ảnh Mỹ Linh dịu dàng hơn rất nhiều với mái tóc dài xõa ngang vai và chiếc áo dài xanh mạ cổ điển. Từng dính sự cố sai lời trong lúc hát ca khúc nhạc Trịnh, nhưng trong chương trình Gọi tên bốn mùa, Mỹ Linh lại là một điểm nhấn đầy tinh tế. Có lúc, Mỹ Linh dạt dào thể hiện lần đầu tiên ca khúc Ca dao mẹ trên sân khấu thủ đô, khi thì sẵn sàng “nương” theo cảm xúc của divo Tùng Dương để hát Tuổi đá buồn. Và rồi thăng hoa cùng bản “trường ca” Đóa hoa vô thường cùng Hồng Nhung. Điểm đặc biệt trong ca khúc này không chỉ là giọng ca đầy biến hóa của hai nữ diva, mà còn nằm ở phần hòa âm, phối khí và dàn nhạc chơi quá “đỉnh”. Đến nỗi, một khán giả nữ sau khi nghe xong ca khúc này đã phải thốt lên rằng: “Điểm 10 cho ban nhạc!”.

 

  Mỹ Linh - Hồng Nhung thăng hoa cùng nhạc Trịnh

Hình ảnh cô Bống những năm 19 tuổi vào Sài Gòn lập nghiệp và hát nhạc Trịnh nay đã được thay bằng một Hồng Nhung chín chắn, trưởng thành hơn trong cảm xúc

Mỹ Linh - Hồng Nhung thăng hoa cùng nhạc Trịnh

Tuấn Ngọc là người khép lại chuỗi xúc cảm cuộn dâng trong tình khúc nhạc Trịnh bằng những hoài niệm dung dị về sự chia ly qua chùm ca khúc Phôi pha, Cuối cùng cho một tình yêu, Chiều một mình qua phố, Ru đời đi nhé, Dấu chân địa đàng…

 

Bên cạnh Mỹ Linh, Hồng Nhung trở nên đằm thắm hơn khi hát các ca khúc nhạc Trịnh. Hình ảnh cô Bống những năm 19 tuổi vào Sài Gòn lập nghiệp và hát nhạc Trịnh nay đã được thay bằng một Hồng Nhung chín chắn, trưởng thành hơn trong cảm xúc. Lẽ dĩ nhiên, những ca khúc như Này em có nhớ, Có một ngày như thế, Ru mãi ngàn năm hay Hạ trắng cũng vì thế mà mang một xúc cảm, tâm trạng khác của một người phụ nữ từng trải qua nhiều biến cố thăng trầm của cuộc đời.

Tùng Dương thì vẫn giữ đúng lời hứa từ trong chương trình ở TP. Hồ Chí Minh vào ngày 22/12 là “không lên đồng” khi hát nhạc Trịnh. Anh tiết chế nhiều hơn nhưng vẫn giữ chất “quái” đủ để những người yêu giọng hát của chàng “Trương Chi 8X” này vẫn nhận ra và tạo nên điểm khác lạ. Đó cũng là cách để Tùng Dương đến với nhạc Trịnh một cách tự nhiên nhất, không màu mè, nhưng vẫn mang bản sắc riêng cá nhân.

Là giọng ca trẻ nhất trong chương trình Gọi tên bốn mùa, Tùng Dương đem tới cho nhạc Trịnh hơi thở của cuộc sống đương đại và tràn đầy sức trẻ. Sở hữu giọng ca điêu luyện mà vẫn rất cảm xúc, Tùng Dương đưa khán giả “thả hồn” vào những câu ru ngân rất dài mà không bị “gẫy” trong nhạc phẩm Ru em ngậm ngùi. Hay chút sôi nổi hiếm hoi của tuổi trẻ cùng bản phối Xin mặt trời ngủ yên theo phong cách rock.

Cuối cùng, Tuấn Ngọc là người khép lại chuỗi xúc cảm cuộn dâng trong tình khúc nhạc Trịnh bằng những hoài niệm dung dị về sự chia ly qua chùm ca khúc Phôi pha, Cuối cùng cho một tình yêu, Chiều một mình qua phố, Ru đời đi nhé, Dấu chân địa đàng.  

 

 Gọi tên bốn mùa sẽ còn diễn ra một đêm nữa, 4/1 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô

 

  Gọi tên bốn mùa sẽ còn diễn ra một đêm nữa, 4/1 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô

“Gọi tên bốn mùa” sẽ còn diễn ra một đêm nữa, 4/1 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô

 

Người ra đi giống như lẽ tất nhiên của đời người, vì vậy, các nhạc khúc của Trịnh Công Sơn tuy bi mà không “lụy”. Giống như lúc đương thời, Trịnh Công Sơn vẫn luôn biết cách chủ động dừng lại để giữ cho mối tình đẹp mãi với những lưu luyến của thưở ban đầu. Và với Tuấn Ngọc, các bản tình ca chia ly lại hiện lên một cách chân phương mà vẫn lịch lãm, đúng như phong cách âm nhạc từ trước đến nay của nam danh ca.

Danh ca Khánh Ly – người từng ghi dấu thành công bằng những ca khúc nhạc Trịnh từng đưa ra nhận định: “Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai, ông là của tất cả mọi người”. Bất kì ai cũng đều có thể cảm nhạc Trịnh theo một cách riêng của họ, có thể cũ, có thể mới, nhưng quan trọng là âm nhạc đến gần trái tim người nghe.

Hơn hai tiếng chương trình Gọi tên bốn mùa diễn ra, khán phòng luôn vang lên tiếng vỗ tay không ngớt của khán giả dành tặng cho các nghệ sĩ. “Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng”, câu nói của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn vẫn luôn đúng với âm nhạc của ông và những người yêu mến nó. Một thứ âm nhạc trường tồn cùng thời gian, và luôn “mới mẻ” với bất kì ai yêu tinh thần nhạc Trịnh.

 

Nguồn: dantri.com.vn

Bán Vé Liveshow Đêm Nhạc Cảm Ơn Tình Yêu 12 ngày 14/02/2023 Bán Vé Liveshow Đêm Nhạc Cảm Ơn Tình Yêu 12 ngày 14/02/2023

Bán Vé Liveshow Đêm Nhạc Cảm Ơn Tình Yêu 12 ngày 14/02/2023

Thời gian:

Địa điểm:

Nghệ sĩ:

Giá vé:

116.7027027027 137.2972972973 254 (c) by
Bình luận, đánh giá, phản hồi ý kiến của bạn.

 

Start Scroller!